Thứ 3, 14/05/2024
Administrator
119
Thứ 3, 14/05/2024
Administrator
119
Trong hệ thống pháp luật, thẩm quyền của Tòa án trong việc xác định quan hệ cha mẹ, con rất quan trọng. Trong bài viết này, Luật Việt Đức sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thẩm quyền cụ thể của Tòa án trong trường hợp có tranh chấp và không có tranh chấp, mời bạn cùng theo dõi!
Cụ thể tại Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ con bao gồm:
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Xác định cha, mẹ, con bao gồm các nội dung được quy định tại các Điều 89, 90, 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
- Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
- Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
- Cha, mẹ có quyền nhận con kể cả trong trường hợp con đã chết.
Nguyên tắc xác định cha mẹ con được quy định tại Điều 88 và 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Xác định cha, mẹ
+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
- Xác định con
+ Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
+ Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con được quy định trong trường hợp không có tranh chấp và có tranh chấp như sau:
Đối với trường hợp cá nhân cư trú ở trong nước và không có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 3; điểm a khoản 1 Điều 7; Điều 24 Luật hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con là công dân cư trú ở trong nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Tại khoản 1 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thẩm quyền xác định cha, mẹ, con là do: “Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp”.
Căn cứ theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ con như sau:
- Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục việc dân sự về xác định cha, mẹ, con trong các trường hợp sau (không có tranh chấp):
+ Trường hợp người được xác định là cha, mẹ, con đã chết (trường hợp thứ ba).
+ Trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết (trường hợp thứ tư).
- Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp (kể cả trường hợp thứ ba và thứ tư nếu có tranh chấp) theo quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Ở Việt Nam, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp cũng thuộc thẩm quyền của Tòa án. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong có tranh chấp.
Như vậy, theo quy định thì thẩm quyền xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp là của Tòa án. Trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con có tranh chấp là một loại tranh chấp về hôn nhân và gia đình được giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Đối với trường hợp không có tranh chấp thì thẩm quyền bao gồm cả cơ quan đăng ký hộ tịch và Tòa án do đương sự lựa chọn. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự có cơ hội lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo yêu cầu của mình trên cơ sở quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 gồm các bước sau:
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”.
Trong trường hợp này nếu người yêu cầu nhận cha, mẹ, con nộp đầy đủ, hợp lệ các chứng cứ chứng minh theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ghi vào sổ hộ tịch và xác nhận việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trong phạm vi bài viết, Luật Việt Đức đã tìm hiểu, phân tích thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con.
Nếu quý khách đang gặp những vấn đề vướng mắc trong vấn đề xác định cha mẹ cho con, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Việt Đức theo thông tin sau để được tư vấn chi tiết về dịch vụ.
--------------------------------------------------
LUẬT VIỆT ĐỨC
VPGD số 1: Số 16, ngõ 25, phố Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0969 223 114
Email: luatvietduc114@gmail.com
Website: luatvietduc.vn