Thẩm quyền của tòa án trong vụ việc về hôn nhân và gia đình

Thứ 6, 10/05/2024

Administrator

55

Thứ 6, 10/05/2024

Administrator

55

Thẩm quyền của tòa án trong vụ việc về hôn nhân và gia đình có quyền giải quyết, công nhận hoặc không công nhận những vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình được pháp luật quy định. Cùng Luật Việt Đức tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẨM QUYỀN TÒA ÁN TRONG VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 

Thẩm quyền của tòa án đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết các tranh chấp phức tạp và nhạy cảm liên quan đến hôn nhân và gia đình. Thẩm quyền tòa án cung cấp một cơ chế pháp lý để đảm bảo sự công bằng và tính chính xác trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Thẩm quyền của tòa án còn là nền tảng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và các bên thứ ba có liên quan, bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ, trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Trên cơ sở các quy định về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, thẩm quyền của tòa án cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định và an ninh trong cộng đồng. Bằng cách giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, minh bạch, tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, bình đẳng, tiến bộ trong xã hội.

Cuối cùng, thẩm quyền của tòa án cung cấp một cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các mối quan hệ gia đình phức tạp như quan hệ giữa vợ và chồng, ly hô, quan hệ cha, mẹ, con, các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tòa án đã góp phần tăng cường và phát huy ý thức trách nhiệm, thái độ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc.

2. NHỮNG TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ĐƯỢC TÒA ÁN GIẢI QUYẾT 

Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, gia đình với tư cách là tế bào của xã hội cũng không tránh khỏi sự tác động đa chiều đó, sự gắn kết giữa cha, mẹ, con và giữa các thành viên khác có xu hướng giảm sút; sự thiếu bền vững về hôn nhân gây ra nhiều hệ lụy dẫn đến ly hôn. 

Theo Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

- Tranh chấp về cấp dưỡng.

- Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, những trường hợp thuộc tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

3. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Thẩm quyền của toà án trên vấn đề hôn nhân và gia đình với những quy định và nghĩa vụ của các thành viên với nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được thể hiện như sau: 

3.1 Thẩm quyền của tòa án về việc ly hôn

Trong vụ án hôn nhân tòa án có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn, công nhận hoặc không công nhận quan hệ hôn nhân, quyết định về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hôn nhân và gia đình. Hoặc không công nhận một số vấn đề cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

3.2 Thẩm quyền của tòa án về việc nuôi dưỡng con cái

Toà án có thẩm quyền công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Trong các trường hợp có tranh chấp về quan hệ cha mẹ con, thì thẩm quyền của Tòa án được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều này có nghĩa là Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến quan hệ gia đình, bao gồm cả việc xác định và thừa nhận tư cách làm cha, mẹ, con, cũng như các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ này.

3.3 Về thẩm quyền về tài sản

Tòa án có thẩm quyền công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. Tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Nếu thỏa thuận về chế độ tài sản không tuân thủ các quy định của pháp luật, thì thỏa thuận đó có thể bị coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. 

4. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN THEO CÁC CẤP

Thẩm quyền của Tòa án trong vấn đề hôn nhân và gia đình được tiến hành qua các cấp, thẩm quyền của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình được xác định theo các nguyên tắc sau:

4.1 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, ngoại trừ các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. 

4.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện. Trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

4.3 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Hoặc các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết. Hoặc nếu không biết nơi cư trú, làm việc, của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết theo cơ sở pháp lý điều 35, Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trên đây là những thông tin về thẩm quyền tòa án trong vụ việc hôn nhân và gia đình mà Luật Việt Đức gửi đến khán giả. Nếu quý khách đang gặp những vấn đề vướng mắc trong hôn nhân và cần tư vấn về dịch vụ ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn chi tiết về dịch vụ.

----------------------------------------------

LUẬT VIỆT ĐỨC
VPGD số 1: Số 16, ngõ 25, phố Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 
0969 223 114
Email: luatvietduc114@gmail.com
Website: luatvietduc.vn

Đặt lịch tư vấn
Nếu bạn đang gặp rắc rối, bế tắc trong hôn nhân. Bạn cần một chuyên gia tư vấn "3 trong 1": Thấu hiểu và bảo mật - Lựa chọn giải pháp phù hợp - Tránh mọi rủi ro pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tháo gỡ trước khi mọi việc đã quá muộn.