Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Thứ 3, 14/05/2024

Administrator

62

Thứ 3, 14/05/2024

Administrator

62

Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, điều này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Trong bài viết này, Luật Việt Đức sẽ cung cấp cho bạn những nội dung quan trọng cần phải biết khi vợ chồng muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mời bạn cùng theo dõi!

1. CÁC TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG MUỐN PHÂN ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG 

Tài sản chung của vợ chồng là một khối thống nhất (thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất), cùng được cả hai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, nhằm mang lại những giá trị vật chất hoặc tinh thần cho gia đình. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều hoàn cảnh khiến vợ, chồng có mong muốn phân định khối tài sản chung.

Có thể kể đến là các trường hợp như sau:

- Vợ chồng chia tài sản chung để một bên có thể thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của mình.

- Chia tài sản chung để việc đầu tư kinh doanh giảm thiểu rủi ro đối với gia đình.

- Chia tài sản để hạn chế hành vi phát tán tài sản.

- Chia tài sản do vợ chồng có những mâu thuẫn trong đời sống tình cảm.

Với tư cách là đồng sở hữu chủ, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 

2. QUY ĐỊNH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự phát triển một cách phù hợp của pháp luật hôn nhân và gia đình với thực tiễn kinh tế - xã hội. Chia tài sản chung của nhiều cặp vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại ngày càng được quan tâm.

Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Trường hợp thỏa thuận:

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết:

Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 .

3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản. Nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. NGUYÊN TẮC CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  • Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Theo đó, sau khi đăng ký kết hôn vợ chồng vẫn có quyền thỏa thuận về việc phân chia 1 phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: nuôi dưỡng, cấp dưỡng cha mẹ, con cái; bồi thường thiệt hại; thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; và các nghĩa vụ khác do luật định.

5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những trường hợp chia tài sản hôn nhân bị vô hiệu, cụ thể: 

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng.

  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

  • Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản.

  • Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức.

  • Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.

  • Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một chế định mang lại sự tự do và chủ động cho vợ chồng đối với quá trình tổ chức đời sống gia đình. Thông qua thỏa thuận, với sự công nhận của pháp luật, vợ chồng có thể dừng lại việc phân định khối tài sản chung - riêng, một cách đơn thuần.

Trong phạm vi bài viết, Luật Việt Đức đã tìm hiểu, phân tích việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để bạn nắm rõ hơn. 

Nếu quý khách đang gặp những vấn đề vướng mắc trong vấn đề phân chia khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Việt Đức theo thông tin sau để được tư vấn chi tiết về dịch vụ.

----------------------------------------------

LUẬT VIỆT ĐỨC
VPGD số 1: Số 16, ngõ 25, phố Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 
0969 223 114
Email: luatvietduc114@gmail.com
Website: luatvietduc.vn

Đặt lịch tư vấn
Nếu bạn đang gặp rắc rối, bế tắc trong hôn nhân. Bạn cần một chuyên gia tư vấn "3 trong 1": Thấu hiểu và bảo mật - Lựa chọn giải pháp phù hợp - Tránh mọi rủi ro pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tháo gỡ trước khi mọi việc đã quá muộn.